- Back to Home »
- chi tiết chiếc bóng , chiếc bóng , Chuyện người con gái Nam Xương , hình tượng chiếc bóng , Nguyễn Dữ »
- Hình tượng chiếc bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương
Posted by : Unknown
Friday, October 26, 2012
Hình tượng cái bóng và tình huống éo le
- Thắt nút câu chuyện >>> tạo nên mâu thuẫn cho truyện
+ Trước những câu hỏi ngây ngô của đứa trẻ, Vũ Nương đã nói dối con bằng cách chỉ cái bóng trên tường bảo đó chính là cha. Đứa bé hồn nhiên hiểu đó chính là người cha thực sự. Còn với Vũ Nương, chiếc bóng ấy chính là hiện thân của người chồng nơi biên ải. Nàng tưởng tượng ra mình với chàng như là một, nàng ở đâu thì chàng cũng đi theo đó, tâm tình nàng ở đâu chàng cũng luôn ở đó nên chỉ vào chiếc bóng mà nói với con kia là cha nó. Nhưng Vũ Nương đâu biết rằng chính trò đùa trẻ con ấy đã khiến nàng trả một cái giá quá đắt đó chính là hạnh phúc gia đình bấy lâu nay nàng vun vén, và chính là mạng sống của nàng.
+ Chỉ riêng Vũ thị và đứa bé biết người cha trên tường là chiếc bóng, Đản là chứng nhân duy nhất. Sinh trở về nhưng Đản không nhận cha, những lời nói của trẻ thơ như những câu đố với Sinh về tấm lòng của người vợ nhưng cả hai đều hiểu không đúng nghĩa. Đản hiểu chiếc bóng đó là một người cha thực sự, Sinh hiểu đó là một gian phu và nghi oan cho vợ . Chàng cũng không có cơ hội giải thích, chứng nhân duy nhất là Đản cũng ko được hỏi rõ ngọn ngành, sự giao tiếp bị đứt đoạn chỉ còn đơn tuyến, Trương một mực nghi ngờ cho nàng. Sự bi phẫn tới đỉnh điểm, trước kia với Vũ thị chiếc bóng chính là hiện thân của người chồng nơi biên ải, còn giờ đây với nàng chỉ còn là sự bi phẫn, tủi nhục khi nỗi oan ko thể giải. Vũ Nương đã nhảy sông tự vẫn đã chứng minh cho tấm lòng trinh bạch của mình. Nàng dùng cái chết để khẳng định phẩm giá, cho lòng son sắt trước sau không đổi như ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mĩ. Nếu như người con gái trong Truyện Kiều rơi vào bi kịch do vòng dây oan trái của xã hội bóp nghẹt quyền sống với những thế lực bạo tàn nào quan lại phong kiến, nào đồng tiền, nào Tú bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh….thì người con gái trong truyện của Nguyễn Dữ chịu bi kịch là do trò đùa trẻ thơ - chiếc bóng. Chiếc bóng ấy đặt trong hoàn cảnh đặc biệt đó là khi Trương sinh xa nhà, lại thêm với tính tình đa nghi hay ghen đã hiểu lầm dẫn tới bức tử người
- Chiếc bóng gỡ nút câu chuyện
“Thắt nút” truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kị trong một đầu óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc của một gia đình êm ấm. Bão tố oan khiên phá nát cuộc đời của một người con gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trêm một dòng sông.
“Gỡ nút” cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa” thì bao nhiêu oan khiên gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ. Chiếc bóng là vòng dây oan nghiệt buộc lấy cuộc đời Vũ Nương giờ đây lại minh chứng cho tấm lòng thủy chung của nàng, cho Trương sinh hiểu ra tất cả đây chỉ là một trò đùa dỗ dành con trẻ. Nhưng với Vũ Nương sự minh chứng này đã là quá muộn màng, hạnh phúc nàng bấy lâu vun đắp đã không còn, nàng cũng đâu thể trở lại nhân gian được nữa. Chiếc bóng phải chăng là biểu tượng cho bi kịch cuộc đời Vũ Nương – bi kịch của một người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn nhưng lại không được hưởng hạnh phúc.
“Gỡ nút” cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa” thì bao nhiêu oan khiên gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ. Chiếc bóng là vòng dây oan nghiệt buộc lấy cuộc đời Vũ Nương giờ đây lại minh chứng cho tấm lòng thủy chung của nàng, cho Trương sinh hiểu ra tất cả đây chỉ là một trò đùa dỗ dành con trẻ. Nhưng với Vũ Nương sự minh chứng này đã là quá muộn màng, hạnh phúc nàng bấy lâu vun đắp đã không còn, nàng cũng đâu thể trở lại nhân gian được nữa. Chiếc bóng phải chăng là biểu tượng cho bi kịch cuộc đời Vũ Nương – bi kịch của một người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn nhưng lại không được hưởng hạnh phúc.
>>> Hình tượng chiếc bóng gắn liền với tình huống éo le của câu chuyện làm nên sự hấp dẫn, nét đặc sắc trong truyện của Nguyễn Dữ. Với đứa trẻ ngây ngô, chiếc bóng là hình ảnh của người cha, với người vợ thủy chung chiếc bóng ấy là hiện thân của người chồng còn với người chồng đa nghi đó lại là một gian phu. Tới khi sự thật được phơi bày, chiếc bóng mới được trở về nguyên dạng của nó, đơn thuần đó là chỉ là một trò đùa, trò chơi dỗ dành con trẻ. Chiếc bóng lúc này đã trở thành nỗi ám ảnh về bi kịch của một người phụ nữ đoan trang, trở thành nỗi tiếc hận của người đàn ông phụ tình. Và theo thời gian