Posted by : Unknown Wednesday, December 4, 2013






- Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân núi, chân tường, chân răng).

- Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ nhiều nước phương Tây (câu thơ tiếng Pháp mười hai chân).

d) Tìm thêm một số từ khác có nhiều nghĩa như từ chân:

Bén:

- chạm tới (lúc nào cũng vội vã chân bước không bén đất);

- chạm tới và bắt đầu bị tác động hay tác động (bén lửa);

- bắt đầu bám vào đất (mạ đã bén rễ);

- bắt đầu quen, bắt đầu gắn bó (con bén hơi mẹ).

Bẫy:

- dụng cụ thô sơ để lừa bắt, giết kẻ địch (chim sa vào bẫy, bẫy chông).

- cách bố trí sẵn để lừa cho người ta mắc vào (tên cướp bị sa bẫy)

2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

a) Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân —> chỉ phần dưới cùng của bộ phận cơ thể của đồ vật —> mối liên hệ đó chính là nguyên nhân tạo ra sự chuyển nghĩa. 

b) Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với nghĩa nhất định.

c) Nghĩa của từ chân trong bài thơ “Những cái chân”.

Nghĩa gốc:

Riêng cái võng Trường Sơn

Không chân đi khắp nước.

Nghĩa chuyển:

- Chân của cái gậy, chân của cái kiềng, chân của cái bàn, chân của chiếc compa.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.

Lưng:

- Nghĩa gốc: phần cơ thể của người, động vật dọc theo sống lưng (cụ già lưng còng).

- Nghĩa chuyển: phía sau của một vật (nhà quay lưng ra hồ).

- Phần ghế để tựa lưng khi ngồi (lưng ghế).

Tay:

- Nghĩa gốc: bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón dùng để cầm nắm, thường được coi là biểu tượng của lao động.

- Nghĩa chuyển: người giỏi về một môn nào đó (tay ăn nói); Người làm một nghề nào đó mà vốn không thông thạo, không chuyên (tay ngang).

Đầu:

- Nghĩa gốc: phần trên của cơ thể con người, hay phần trước nhất của cơ thể động vật nơi có bộ óc và nhiều giác quan.

- Nghĩa chuyển:

+ Phần trước nhất trên cùng của một số đồ vật (đầu máy bay).

+ Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian đối lập với cuối (đi đầu tỉnh đến cuối tỉnh).

+ Tả tuổi hoàn toàn về già (đầu bạc răng long).

+ Chỉ tính ngang bướng khó bảo (đầu bò).

Câu 2. Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận của cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó. 

Lá:

- Bộ phận cây cối: lá cây.

- Bộ phận cơ thể: lá phổi, lá gan.

Quả:

- Bộ phận cây cối: hoa quả.

- Bộ phận cơ thể người: quả thận, quả tim.

Buồng:

- Bộ phận cây cối: buồng cau, buồng chuối.

- Bộ phận cơ thể: buồng tim, buồng phổi.

Câu 3. Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh họa.

a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động

cái cưa (danh từ) —> cưa gỗ (động từ)

cái bào (danh từ) —> bào gỗ (động từ)

cái sàng (danh từ) —> sàng gạo (động từ)

cái quạt (danh từ) —> quạt lúa (động từ)

b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị

Gánh củi —> một gánh củi

Nắm tay lại —> một nắm tay

Gói xôi đi —> một gói xôi

Bó gọn lại —> năm bó rau

Câu 4. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

NGHĨA CỦA TỪ BỤNG

Thông thường khi nói đến ăn uống hoặc cảm giác về ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: Đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng... Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

Nhưng cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng... thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: Suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang theo... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra ngoài, đối với người, với việc nói chung.

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

a) Trong đoạn văn trên tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng:

+ Nghĩa gốc: bụng được dùng với nghĩa là bộ phận của cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.

+ Nghĩa chuyển: là biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra ngoài, đối với người, với việc nói chung.

b) Nghĩa của từ bụng trong các trường hợp:

+ Ăn cho ấm bụng —> nghĩa gốc từ bụng chỉ một bộ phận trong cơ thể con người.

+ Anh ấy tốt bụng —> nghĩa chuyển, từ bụng biểu tượng cho tấm lòng của anh ấy.

+ Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc —> nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cơ thể.



Popular Post

Powered by Blogger.

- Copyright © Văn học nghi luận thuyết minh phân tích